Máy in mã vạch thường theo hai phương pháp:
Sử dụng nhiệt trực tiếp tác động lên giấy cảm nhiệt để tạo ra vệt in, hoặc dùng nhiệt làm nóng chảy sáp (wax) hoặc nhựa (resin) trên ruy băng (ribbon) để tạo ra vệt in.
Một máy in mã vạch có cấu hình cao sẽ in nhanh, in nhiều và cho nhiều tiện ích hơn, nhưng đồng thời giá thành của nó cũng đắt hơn một máy in mã vạch có cấu hình trung bình. Vì vậy ta cần quan tâm đến các đặc tính kỹ thuật sau của máy in mã vạch đó:
- Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution) : Tối thiểu phải có một máy in mã vạch có độ phân giải từ 203 - 300 dpi (dots per inch) để in mã vạch rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh.
- Công nghệ in (printing technology): là cách thức in thông tin lên tem tem. Công nghệ in thường có 2 loại là in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt gián tiếp.
+ In nhiệt trực tiếp: bằng cách dùng đầu in đốt nóng trực tiếp chất mụi than lên loại tem cảm nhiệt (thermal paper) để xuất ra thông tin. Cách in trực tiếp này sẽ tiết kiệm được mực in nhưng sẽ giảm tuổi thọ đầu in vì đầu in sẽ phải dùng nhiều nhiệt lượng và ma sát trực tiếp tới con tem. Thêm vào đó, giấy cảm nhiệt rất dễ trầy xước vì chỉ cần va chạm nhẹ với các vật sắc, con tem sẽ bị hư hỏng vì xuất hiện những đường rạch màu đen.
+ In truyền nhiệt gián tiếp: bằng cách dùng đầu in đốt nóng các loại mực được cấu tạo bằng sáp (wax), sáp và nhựa (wax/resin) hoặc nhựa (resin) để tan chảy và bám lên bề mặt của tem tem. Cách in này sẽ điều hòa được nhiệt độ đầu in và tránh ma sát trực tiếp với tem tem giúp nâng cao tuổi thọ đầu in, đồng thời chất lượng tem in ra được nâng cao, và ít bị hư hỏng trong quá trình sử dụng hơn là dùng giấy cảm nhiệt.
Một máy in mã vạch ta thường quan tâm đến các thông số sau:
- Chiều rộng in tối đa (Maximium Print Width): Tùy theo dự định dùng loại giấy in có bề rộng tối đa bao nhiêu. Các máy in trung bình thường có Maximium Print Width = 104mm đi với khổ giấy 110mm. Một số công ty trong khu công nghiệp cần mã vạch in với khổ giấy 140mm. Do đó phải để ý đến điều này.
- Bộ nhớ dữ liệu (SDRAM): Trong máy in mã vạch có 2 loại bộ nhớ là Flash Memory (bộ nhớ hệ thống) và SDRAM (bộ nhớ dữ liệu). Khi cần in mã vạch với số lượng nhiều hoặc khi cần in mã vạch với nhiều đồ hoạ thì máy in cần phải có SDRAM đủ lớn để có thể chứa được tất cả dữ liệu đó. Một máy in mã vạch nên có tối thiểu từ 2MB - 4MB SDRAM.
- Vật liệu in (Media Type): Ngoài giấy là vật liệu in chính, các máy in mã vạch còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng, v.v...
- Tốc độ in (Print Speed): Tốc độ in có đơn vị tính là ips (inches per second), là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây. Nên có một máy in mã vạch có tốc độ cao để có thể in được số lượng nhiều trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tối thiểu cần phải có một máy in mã vạch có tốc độ từ 2 - 8 ips (inch per second)
- Cổng kết nối với máy tính (interface): Nên chọn một máy in mã vạch mà có cổng kết nối với máy tính một cách dễ dàng (thường là cổng USB, một số sẽ cần là cổng Ethernet)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét